'Liệu mình sống không cần tỉnh thức được không?', qua góc nhìn nhà văn Nguyễn Phong Việt
Ngày 18.2, ông Trần Minh Chiến, Chủ tịch UBND TP.Nha Trang, cho biết vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang (38 Nguyễn Thiện Thuật, P.Tân Tiến), do ông Hồ Văn Tâm làm Giám đốc.Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 4.2, một tài khoản Facebook phản ánh quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật) tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn của nhóm khách nước ngoài sử dụng tối 3.2.Ngày 5.2, Chủ tịch UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra cơ sở trên.Chiều cùng ngày (5.2), Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn Aroma Beach để kiểm tra, thu thập chứng cứ, xác minh thông tin việc du khách phản ánh cơ sở có dấu hiệu "chặt chém". Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến thì quán ăn đã đóng cửa và bảng hiệu đã tháo xuống.Đến tối 6.2, đoàn kiểm tra đến quán ăn Aroma Beach để tiếp tục làm việc. Tại thời điểm kiểm tra, ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn) chỉ xuất trình giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang do ông làm Giám đốc.Qua làm việc, kiểm tra các tài liệu liên quan, đoàn kiểm tra xác định quán ăn Aroma Beach đã có 5 hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính; Không niêm yết giá hàng hóa bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa.Theo đó, UBND thành phố quyết định xử phạt tổng số tiền là 96,5 triệu đồng. Đồng thời buộc Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang do ông Hồ Văn Tâm làm giám đốc tháo dỡ 4 hộp đèn quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt; gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính; thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định.Cùng với đó, Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết (với số tiền là 5.890.000 đồng). Trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả từ 10 ngày đến 30 ngày với các hành vi, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang chi trả.Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đoàn kiểm tra liên ngành của TP và các cơ quan, đơn vị liên quan được giao thực hiện quyết định xử phạt hành chính nêu trên.Trong 5 hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang do ông Hồ Văn Tâm làm Giám đốc, hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa giúp chủ quán thu được số tiền chênh lệch là 5.890.000 đồng.Cụ thể, tại 7 món ăn ghi trong hóa đơn, chủ quán kê chênh lệch từ 50.000 đồng/món đến 1.701.000 đồng/món. Đáng chú ý, món "Cà tím nướng mỡ hành" được bán với giá 1.890.000 đồng/phần, cao gấp 10 lần so với giá niêm yết (189.000 đồng/phần).Cùng với việc ông Hồ Văn Tâm chỉ xuất trình giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang do ông làm giám đốc. UBND TP. Nha Trang đã đề nghị Chi cục thuế TP.Nha Trang tiếp tục làm việc với giám đốc công ty về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty theo quy định.Ý tưởng về nữ điệp viên 007 đã được cân nhắc 50 năm trước
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
'Nhậu xong dắt bộ xe máy về nhà' liệu có bị phạt nồng độ cồn không?
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Trao tiền bạn đọc giúp những hoàn cảnh khó khăn
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".